1.
Bản chất của “Đơn xin nghỉ phép”?
Đơn xin nghỉ phép là trường hợp Người lao động xin nghỉ một thời gian nhất định để giải quyết công việc cá nhân của mình mà vẫn được hưởng lương trong số ngày phép được cho phép nghỉ trong năm của đơn vị đang công tác.
Đơn xin nghỉ phép của Người lao động phải được sự đồng ý của Ban giám đốc, Phòng hành chính nhân sự và Trưởng phòng trực tiếp quản lý Người lao động xin nghỉ phép. Người lao động xin nghỉ phép phải báo trước thời hạn mà đơn vị mình công tác quy định, để Người sử dụng lao động có sự sắp xếp công việc của người lao động trong thời gian nghỉ phép để hoạt động của công ty không bị gián đoạn.
Nội dung Đơn xin nghỉ phép cần trình bày rõ số ngày nghỉ phép, lý do xin nghỉ phép, ngày bắt đầu nghỉ phép, ngày kết thúc kỳ nghỉ phép và người phụ trách công việc thay thế trong thời gian Người lao động xin nghỉ phép.
2.
“Đơn xin nghỉ phép” được sử dụng trong những trường hợp nào?
- Trong trường hợp Người lao động làm việc tại đơn vị vẫn còn thời gian nghỉ phép trong một năm.
- Khi Người lao động có lý do chính đáng để xin nghỉ phép.
3.
“Đơn xin nghỉ phép” không được sử dụng trong những trường hợp nào?
- Người lao động liên tiếp xin nghỉ trước đó, và đã hết số phép quy định được nghỉ trong tháng, quý, năm.
- Người lao động xin nghỉ phép với các lý do không chính đáng
- Không thông báo trước với cơ quan, công ty trước một thời hạn nhất định để xin nghỉ phép, hoặc không được sự đồng ý của ban lãnh đạo, phòng hành chính nhân sự, người trực tiếp quản lý.
4.
Hạn chế của “Đơn xin nghỉ phép”?
- Phải có sự xác nhận của Ban lãnh đạo, Phòng hành chính nhân sự và Người trực tiếp quản lý người lao động là ký vào đơn xin nghỉ phép. - Chỉ được nghỉ phép trong thời hạn nhất định, ngày nghỉ phép ít.
- Mẫu đơn, yêu cầu và cách thức phụ thuộc vào yêu cầu, quy chế của công ty.