1.
Bản chất “Hợp đồng lao động”?
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động thường được ký kết sau khi người lao động kết thúc thời gian thử việc, đạt yêu cầu và được người sử dụng lao động chấp thuận cho làm việc chính thức.
Hợp đồng lao động phải được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực và tự do giao kết hợp đồng lao động giữa các bên.
Hợp đồng lao động thường là hợp đồng xác định thời hạn, có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, sau khoảng thời gian này nếu người lao động và người sử dụng lao động tiếp tục gắn bó thì sẽ ký kết Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
2.
“Hợp đồng lao động” được sử dụng trong các trường hợp nào?
Hợp đồng lao động được sử dụng trong trường hợp khi người lao động và người sử dụng lao động cùng thống nhất được các vấn đề về công việc, tiền lương, chế độ phúc lợi và cùng có nhu cầu ký kết hợp đồng lao động và hai bên đều muốn xác lập căn cứ để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả 2 bên.
3.
Hậu quả khi không có “Hợp đồng lao động”?
“Hợp đồng lao động” là căn cứ ràng buộc quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm giữa Người lao động và Người sử dụng lao động. Nếu các bên không ký kết Hợp đồng lao động trong trình
Người lao động có thể gặp một số rắc rối khi không ký kết Hợp đồng lao động với Người sử dụng lao động như sau: Không được Người sử dụng lao động thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng theo đúng công sức lao động; không được Người sử dụng lao động đảm bảo đúng các chế độ như đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật; không có căn cứ yêu cầu Người sử dụng lao động bồi thường khi có vi phạm xảy ra;...
Người sử dụng lao động nếu không lập hợp đồng lao động với Người lao động cũng có thể gặp phải những sự cố không đáng có như: Người sử dụng lao động không quản lý được Người lao động; Người lao động làm việc không có trách nhiệm ảnh hưởng đến hoạt động của Người sử dụng lao động; không có căn cứ yêu cầu bồi thường khi Người lao động có vi phạm;...
Để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình lao động, việc ký kết hợp đồng lao động với đầy đủ nội dung chặt chẽ nhất là điều cần thiết trong mọi trường hợp cho tất cả các bên.
4.
“Hợp đồng lao động” có những nội dung chính nào?
Một “Hợp đồng lao động” thường có những nội dung chính sau:
(1) Thông tin các Bên trong Hợp đồng lao động
- Thông tin của Người sử dụng lao động như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Mã số thuế, tên người đại diện,...
- Thông tin cá nhân của Người lao động như: Tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân...
(2) Thông tin về công việc tuyển dụng
Trong “Hợp đồng lao động” cần có những nội dung cụ thể về công việc mà người sử dụng lao động thuê người lao động làm việc, như: nhiệm vụ công việc, bộ phận làm việc, địa điểm làm việc,...
(3) Chế độ làm việc
Chế độ làm việc trong “Hợp đồng lao động” thường quy định về các vấn đề: mức tiền lương, mức phụ cấp, thời gian làm việc, điều kiện làm việc,...
(4) Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
Trong “Hợp đồng lao động” cần quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ củ Người sử dụng lao động và Người lao động.
- Người sử dụng lao động có những quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.
+ Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo Hợp đồng lao động.
+ Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).
+ Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt Hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian hợp đồng còn giá trị.
+ Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của Pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.
+ Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.
- Người lao động có các quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Được hưởng lương và trợ cấp theo quy định trong Hợp đồng lao động.
+ Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.
+ Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, PCCC, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.
+ Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.
+ Thực hiện đúng cam kết trong HĐLĐ và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.
+ Được đóng các loại bảo hiểm, các khoản thuế.... đầy đủ theo quy định của pháp luật.
+ Chế độ đào tạo: Theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc. Trong trường hợp CBNV được cử đi đào tạo thì nhân viên phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương, các quyền lợi khác được hưởng như người đi làm.
5.
Việc cần làm sau khi soạn thảo xong “Hợp đồng lao động”?
Sau khi soạn thảo xong Hợp đồng lao động, các bên cần thực hiện các thao tác sau để Hợp đồng lao động có hiệu lực pháp lý.
- Bước 1: Bạn in Hợp đồng lao động thành hai bản.
- Bước 2: Các bên ký vào Hợp đồng lao động.
- Bước 3: Mỗi bên giữ 1 bản Hợp đồng lao động để lưu trữ.
Ứng dụng công nghệ thời đại 4.0, Netlaw hân hạnh mang đến cho bạn công cụ hỗ trợ soạn thảo và ký hợp đồng online nhanh chóng dù bạn đang ở đâu hay trên thiết bị gì. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác sau:
- Bước 1: Soạn thảo Hợp đồng online dưới sự hướng dẫn của Luật sư/Chuyên gia pháp lý trên hệ thống Netlaw.
- Bước 2: Bên soạn thảo Hợp đồng mời Bên còn lại ký thông qua email.
- Bước 3: Các bên lưu Hợp đồng về thiết bị điện tử của mình hoặc in ra để lưu trữ.
Với ứng dụng công nghệ, đội ngũ Luật sư của Netlaw đảm bảo việc soạn thảo và ký giao kết Hợp đồng online của các bên là hoàn toàn có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật.
6.
“Hợp đồng lao động” chịu sự điều chỉnh chủ yếu của những quy định pháp lý nào?
“Hợp đồng lao động” chịu sự điều chỉnh chủ yếu của các quy định pháp luật sau:
(1) Chương III - Hợp đồng lao động, Chương VI-Tiền lương, Chương VII-Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012;
(2) Chương II-Hợp đồng lao động, Chương IV-Tiền lương quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Bộ luật lao động 2012, trong đó có một số nội dung quan trọng về tiền lương, trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
(3) Chương II-Hợp đồng lao động quy định tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP.